Trồng lúa bị ngập mặn xử lý như thế nào mới đạt hiệu quả?

Thảo luận trong 'Thời trang và cuộc sống ngày nay' bắt đầu bởi phamanhphu0912, 16/12/20.

  1. ĐBSCL là vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm của cả nước. Được mệnh danh là “vựa lúa của Việt Nam”. Trong những năm gần đây, một số hiện tượng và tác động của biến đổi khí hậu đã xuất hiện như hạn hán, xâm nhập mặn, bão lụt với tần suất ngày càng nhiều và không theo quy luật đã gây những tổn thất lớn cho con người, đất đai và cây trồng.

    Hiện nay, dưới tác động của biến đổi khí hậu, với biểu hiện là mực nước biển dâng lên, vấn đề mặn hóa có nguy cơ trầm trọng hơn, đặc biệt là các khu vực ven biển như đồng bằng sông Cửu Long. Vấn đề là các giải pháp ứng phó trước mắt và lâu dài trước tình trạng hạn, mặn ở vùng ĐBSCL đòi hỏi tính chủ động thích ứng tốt hơn.
    [​IMG]Hình ảnh minh họa
    Sự xâm nhập mặn đã là một vấn đề chính trong khu vực này trong những thập kỷ qua, vì mực nước biển tiếp tục dâng cao với tốc độ trung bình 3mm mỗi năm do biến đổi khí hậu; hiện tượng này gây tổn thất lớn về năng suất, vì gạo là loại ngũ cốc nhạy cảm nhất với độ mặn. Nếu cây lúa nằm ngập trong nước mặn sẽ dẫn đến sự tích tụ muối xung quanh rễ và trong lá, điều này có thể dẫn đến các tế bào sẽ kiệt quệ. Các dấu hiệu báo hiệu bao gồm đốm trắng ở đầu lá, tiếp theo là đầu “đốt” và tiếp đến là lớp vỏ lụa.

    Bên cạnh nguyên do từ biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn cũng là một phần kết quả của các hoạt động trực tiếp của con người như xây dựng đê đập ở thượng nguồn sông Mê Kông. Điều này ngăn không cho trầm tích của đồng bằng châu thổ được điều hòa lại. Năm 2016 là một tình huống đặc biệt nghiêm trọng vì thiếu mưa do ảnh hưởng El Nino ở miền Nam, hiện tượng này làm giảm lượng nước thải từ thượng lưu sông. Với dòng nước không đủ để đẩy nước biển ra, xâm nhập mặn trở nên trầm trọng hơn, làm giảm năng suất xuống 50%. Nông dân có hai lựa chọn – tưới ruộng bằng nước muối hoặc không tưới. Trên khắp đồng bằng, cây lúa chết vì hạn hán và ngập mặn.

    Xử lý ruộng bị ngập mặn.

    Ở vùng bị ngập mặn, lúa có thể bị ảnh hưởng về sinh trưởng. Những nơi có nồng độ muối cao, bị ngập lâu, lúa có thể chết, vì vậy cần có biện pháp xử lý ngăn mặn. Trước hết, phải ngăn chặn triệt để không cho nước lợ, mặn tiếp tục xâm nhập vào đồng ruộng. Ở những diện tích bị ngập mặn cần phân loại để có biện pháp xử lý thích hợp. Tập trung chăm sóc những diện tích mà cây lúa mới bị ảnh hưởng, điều tiết đủ lượng nước ngọt để rửa mặn nhiều lần; giữ mực nước bằng 2/3 chiều cao cây lúa và nên ngâm tối thiểu 1 ngày, kết hợp làm cỏ xới nhằm xử lý triệt để lượng muối trong nước. Nếu nồng độ muối dưới mức gây hại và cây lúa có biểu hiện phục hồi, ra lá non trở lại thì ngưng tháo nước. Lúc này có thể bón vôi với lượng 30 – 40kg/1.000m2, kết hợp bón thúc nhẹ 4 – 6kg urê hoặc phun các loại phân bón lá để lúa hồi phục nhanh, sinh trưởng thuận lợi. Tuyệt đối không bón nhiều phân, chỉ khi lúa hoàn toàn hồi phục mới áp dụng các biện pháp chăm bón bình thường.

    Đối với những diện tích lúa bị chết, nhất thiết phải rửa mặn bằng cách cho nước vào cày bừa và tháo nước ra, kiểm tra thấy an toàn mới gieo trồng lại. Nếu không rửa mặn mà tiếp tục gieo cấy trên diện tích này, cây sẽ chết hoặc sinh trưởng kém vì các độc chất không được xử lý cộng thêm tàn dư cây trồng bị chết thối do nhiễm mặn gây ảnh hưởng lớn tới cây trồng ngay sau đó. Việc nông dân trồng lúa trên nền đất nuôi tôm vừa giúp có thêm thu nhập vừa có lợi cho môi trường nuôi tôm. Tuy nhiên, cần tuân thủ một số biện pháp kỹ thuật để đảm bảo năng suất lúa như: bố trí thời vụ nuôi tôm sao cho thu hoạch xong tôm thì kịp rửa mặn và đảm bảo cho cây lúa trổ bông khi còn nước ngọt. Sau vụ tôm, khi chưa tháo được nước mặn ra thì tuyệt đối không để ruộng bị khô, nứt nẻ vì sẽ làm cho mặn thấm sâu vào tầng đất bên dưới.

    Kinh nghiệm rửa mặn.

    Để chủ động rửa mặn, khi có thông báo áp thấp nhiệt đới hay bão thì bà con chuẩn bị xổ nước mặn đến ngang mặt ruộng, đón nước và giữ cho mực nước mưa ngập mặt ruộng 1 – 2 đêm; sau đó lại xổ cạn và hứng tiếp nước mưa; làm liên tục vài ba lần trước khi dứt đợt mưa thì giữ nước hẳn trong ruộng. Chú ý chỉ xổ ngang mặt đất ruộng mà không tháo khô vì đề phòng lượng nước mưa không đủ ngập mặt ruộng khiến việc rửa mặn không triệt để. Việc giữ mực nước mưa ngập mặt ruộng qua đêm cũng nhằm tạo điều kiện cho lượng muối còn ngâm trong đất kịp hòa tan vào nước mưa và trôi ra theo nước tháo. Nếu tháo khô nước ngay thì hiệu suất rửa mặn sẽ thấp, muối từ trong đất sẽ làm tăng độ mặn, lúa không chịu nổi nếu gặp đợt nắng kéo dài.

    Muốn việc trồng lúa trên đất mặn thành công, đạt năng suất cao thì khâu quan trọng nhất là phải rửa mặn thật tốt, chọn thời điểm gieo cấy phù hợp. Ngoài ra, cần bón thêm vôi và chọn giống lúa chịu mặn để gieo cấy.

    Vấn đề bây giờ không phải là chống đỡ với hạn mặn trong ngắn hạn, mà cần phải có chiến lược quy hoạch tổng thể và dài hơi hơn, phải có những chương trình canh tác đặc biệt để nâng hiệu quả cũng như mang tính bền vững. Kinh nghiệm từ đợt hạn mặn này cần phải có hành động cụ thể hơn trong những năm tới, chứ không chỉ dừng lại ở việc cảnh báo nguy cơ.
    [​IMG]Hệ thống quan trắc và cảnh báo xâm nhập mặn tự động ( nguồn internet)
    Để ngăn chặn nguy cơ xâm nhập mặn từ đầu, nhiều địa phương đã chủ động xây dựng cống ngăn mặn. Sau đó ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quan trắc độ mặn tại đây rất quan trọng trong công tác phòng, chống hạn mặn. Hệ thống quan trắc gồm máy đo độ mặn, camera theo dõi chỉ số mặn hiển thị trên máy đo và mực nước, bộ phận truyền dữ liệu được lắp tại cống ngăn mặn. Tại trạm thủy lợi, máy tính và điện thoại thông minh được cài đặt phần mềm kết nối dữ liệu với máy đo đặt tại cống. Để xác định độ mặn, cán bộ trạm thủy lợi chỉ cần theo dõi chỉ số máy đo hiển thị qua điện thoại đã kết nối dữ liệu để ra quyết định đóng, mở cống.

    Từ kết quả được hệ thống quan trắc thu thập ngay tại cống đầu nguồn, cán bộ thủy lợi nhập chỉ số vào máy tính kết hợp với dữ liệu đã được thu thập từ các năm trước. Máy tính sẽ sử dụng phương pháp tính riêng của ngành thủy lợi để xác định độ mặn của các đoạn sông khác trong nội địa với sai số rất thấp mà không cần phải ra tận nơi đo đạc. Khi độ mặn vượt quá ngưỡng cho phép, hệ thống sẽ ghi nhận và báo động về điện thoại để cán bộ thủy lợi điều khiển đóng cống, đảm bảo an toàn cho sản xuất của người dân. Áp dụng công nghệ trong canh tác nông nghiệp để ứng phó với biến đổi khí hậu và hạn mặn là hướng đi tiềm năng và có nhiều triển vọng. Nếu biết khai thác, tồn trữ nguồn nước ngọt một cách khoa học, hợp lý, sử dụng các phân bón và chế phẩm sinh học thế hệ mới, chuyển đổi và quy hoạch lại cơ cấu cây trồng, cơ cấu nuôi trồng thủy sản dựa trên quy luật và điều kiện tự nhiên của tỉnh thì chúng ta vẫn có thể canh tác cây trồng trong điều kiện khô hạn hay bị nhiễm mặn. Tuy nhiên một thực tế là khi bà con nông dân mua thuốc bảo vệ thực vật chắc chắn một điều là mua trước vụ và thanh toán sau khi hết vụ, có những năm thất mùa hay hạn mặn bà con thất thu nên đôi lúc sẽ đến xin chậm trả nợ cho các cửa hàng vật tư nông nghiệp. Nhìn ra được khó khăn mà các chủ cửa hàng vật tư gặp phải trong việc quản lý công nợ trong mỗi vụ mùa. Công ty PAP Technology sắp tung ra thị trường Phần mềm quản lý bán vật tư nông nghiệp S2Retail, giúp chủ cửa hàng có thể quản lý công nợ một cách hiệu quả, lưu trữ những thông tin đó một cách bảo mật hơn và khi có sự cố thì dễ dàng khôi phục lại tất cả dữ liệu của cửa hàng thay vì quản lý bằng sổ sách. như ngày xưa.
     

Chia sẻ trang này